Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Thành phố Hải Phòng
PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ

I. Sơ lược về cấy chỉ.
Cấy chỉ (còn gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ hay thắt buộc chỉ) là đưa chỉ tự tiêu vào huyệt của kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài mà tạo lên tác dụng như châm cứu. Như vậy, cẩy chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt, là một bước tiến, sự phát triển kỹ thuật của châm cứu và là sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại.
Theo tài liệu y học, cấy chỉ lần đầu tiên được áp dụng tại VN từ năm 1970 - 1971 và được ứng dụng điều trị các bệnh hen phế quản, viêm loét dạ dầy tá tràng, liệt dương, hội chứng thắt lưng hông, các chứng liệt vận động .
Kỹ thuật cấy chỉ hiện đã có những bước tiến đáng kể. Trước đây, để đưa catgut vào huyệt vị, người ta có thể rạch da rồi vùi chỉ vào huyệt hoặc dùng kim khâu da khâu chỉ vào huyệt. Do những hạn chế đó nên cấy chỉ không được áp dụng rộng rãi. Hiện nay, với phương pháp cấy chỉ catgut bằng kim có nòng thông được coi là một yếu tố quan trọng góp phần làm cho cấy chỉ được phổ cấp rộng rãi hơn.
Trong quân đội, cấy chỉ đã được áp dụng tại BV 103, BV trung ương quân đội 108, BV 91, Phòng quân y Tổng cục Chính trị, Quân đoàn 3…Hiện nay, phương pháp này được tiến hành tại Viện Châm cứu trung ương, việnh Đông y trung ương và một số bệnh viện, cơ sở y tế.
Từ năm 1982, BS Lê Thuý Oanh đã nghiên cứu áp dụng cấy chỉ tại BV 91, Tổng cục Chính trị. Từ 1990 đến nay, cấy chỉ đã được BS Lê Thuý Oanh – Giám đốc Viện Cấy chỉ và phục hồi sức khoẻ (tại Budapet) nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi tại Hội điều trị bằng các phương pháp Tự nhiên Hungary,
Cơ chế: Bằng các thiết bị đo và kiểm nghiệm sinh hóa hiện đại, việc dùng chỉ catgut cấy vào huyệt vị có tác dụng làm tăng protein, hydratcarbon và tăng chuyển hóa dinh dưỡng ở cơ. Bên cạnh đó nhờ sự kích thích huyệt vị mà cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, đồng thời làm sợi cơ tăng nhiều và tạo thành bó, đối với sợi cơ lỏng lẻo thị kết chặt lại. bên trong các cơ có thể phát sinh những sợi thần kinh mới.

II. Kỹ thuật cấy chỉ:
A. Phương tiện và dụng cụ cấy chỉ
Một phòng vô trùng và những dụng cụ cần thiết sau đây:
1. Máy tiệt trùng dụng cụ.
2. Khay men, khay quả đậu.
3. Panh kocher không mấu.
4. Chỉ catgut.
5. Lọ thủy tinh nút mài (dùng để đựng chỉ catgut đã cắt đoạn theo kích thước cần thiết).
6. Kim cấy chỉ: loại vừa với chỉ catgut.
7. Găng tay vô khuẩn.
8. Băng dính.
9. Bông tiệt khuẩn.
10. Cồn iốt hoặc 70 độ.
11. Kéo cắt băng dính.
12. Kéo vô trùng để cắt chỉ.
13. Nồi hấp hoặc xoong chuyển dụng cụ để hấp luộc dụng cụ (tindan).
14. Gường y tế (loại di động được càng tốt), ga, khăn trải bàn, khăn nhỏ 68 x 80 cm.
15. Dung dịch sát khuẩn và một số thiết bị khác.
B. Tiến hành thủ thuật.
1. Chuẩn bị dụng cụ (kiểm tra phương tiện, dụng cụ, làm công tác vô trùng).
2. Chuẩn bị bệnh nhân.
Chuẩn bị tư tưởng cho bệnh nhân : giả thích cho bệnh nhân biết về phương pháp cấy chỉ, tác dụng vè những ưu điểm so với châm cứu. yêu cầu bệnh nhân phối hợp với thầy thuốc trong khi tiến hành thủ thuật cấy chỉ
Cụ thể :
Phải tắm gội sạch sẽ trước khi cấy chỉ.
Tư thế thông thường là nằm sấp và nằm ngửa, phải thả lỏng người, thở đều cho mền các cơ trong khi đang cấy chỉ (tránh đau do cơ co thắt).
Thao tác :
Xác định phác đồ huyệt, xác định huyệt cấy chỉ, ngón cái hoặc ngón trỏ bấm vào vung huyệt cần châm, sát khuẩn vị trí cần cấy chỉ, 3 ngón (ngón cái, ngón trỏ, và ngón đeo nhẫn) tay phải cầm đế kim đã luồn chỉ châm qua da vào huyệt,tùy từng huyệt tùy từng kỹ thuật bổ tả, độ nông sâu vùng huyệt mà ta cấy chỉ sau đó đầy thông lòng : rút kinh ra và dán băng dính có gặc vô trùng vào nơi vừa cấy chỉ
Sau khi cấy chỉ 1-2 ngày không được cho nước dính vào vị trí vừa cấy chỉ (tránh nhiễm trùng). Sau 2 ngày bóc băng dính tắm gội bình thường.
Một – hai ngày sau khi cấy chỉ thậm chí 4 – 5 ngày sau đó có thể đau và có cảm giác khó chịu ở một vài vị trí cấy chỉ, hiện tượng này là bình bình thường nghỉ ngơi sẽ hết.
Nghỉ 2 ngày sau khi cấy chỉ và không được làm việc nặng.
Nếu có gì bất thường phải đến y bác sỹ điều trị (đau, nhiễm trùng, chẩy máu).

 

                                                                                                                                            Nguồn: Sưu tầm và Tổng hợp

Thông tin mới nhất




Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !